Lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được
bắt đầu cách đây hàng ngàn năm. Nhưng cho đến ngày nay vẫn còn nhiều quan điểm
không đồng nhất trong chủ đề: Ai là người Nhật Bản đầu tiên đến lãnh thổ nước Việt
Nam.
Xin nhấn mạnh, tuy trong lịch sử có thể có
nhiều tên gọi khác nhau đã từng tồn tại nhưng “lãnh thổ nước Việt
Nam” nói đến ở đây là toàn bộ vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày
nay.
Hôm nay, tiengnhatkythuat.com sẽ tổng hợp đến các
bạn các ý kiến được trình bài trong thời gian qua về vấn đề này.
Theo các tài liệu, từ năm 630-894, Nhật Bản đã xuất
hiện làm sóng gửi nhiều nhóm du học sinh đi Trung Quốc, học 2-3 năm rồi trở về
để học hỏi thêm về văn hóa lục địa và tình hình quốc tế. Các lớp du học sinh
này được gọi là Khiển Đường Sứ (hay Nhập Đường Sứ).
Trong Tục Nhật Bản kỷ, đoạn
ngày 3 tháng 11 năm Thiên Bình thứ 11 (739) có ghi lại một cách tỉ mỉ về việc sứ
thần Heguri no Hironari (平群広成) đi sứ đến nhà Đường vào năm Thiên Bình thứ 5 (733) sau bảy
năm mới trở về Nhật Bản. Trong đó, có câu chuyện kể rằng, Heguri no Hironari,
vào tháng 10 năm Thiên Bình năm thứ 5 đã gặp nạn trên đường từ nhà Đường trở về
và phiêu dạt đến nước Côn Lôn. Dựa theo Chiếu
thư gửi cho Nhật Bản của vua Huyền Tông (713 – 756), phần Man Thư thứ 4, Hàm Lâm chế chiếu,
quyển 471, Văn Uyển anh hoa, sử
sách Trung Quốc ghi lại rằng con thuyền chở Heguri no Hironari và những người
khác đã “bị cuốn trôi và dạt tới nước
Lâm Ấp”. Theo tài liệu này, nhà Đường của Trung Quốc thời đó đã biết
đến nước Lâm Ấp nằm ở bán đảo Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thời đó lại chỉ
có kiến thức địa lý lờ mờ về một “nước
Côn Lôn” mà thôi. Việc xác định Côn Lôn là Lâm Ấp được đề cập trong Tục Nhật Bản kỷ, một
tài liệu được biên soạn sau đó, có độ chính xác không cao lắm. Có lẽ kiến thức
về nước Lâm Ấp của tầng lớp quý tộc Nhật Bản thời đó còn rất mơ hồ.
Lâm Ấp
Quốc là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại
vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi
đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập.
Do vậy, Heguri
Hironari rất có thể là vị khách kỳ lạ đầu tiên từ Nhật Bản đến vùng đất này.
Sau đó,
Hironari quay lại Trường An đã được Abe no Nakamaro (A Bội Trọng Ma Lữ, trong Đường Thư còn được ghi tên là Triều Hành) giúp
đỡ tìm cơ hội về nước.
Nakamaro
cũng là một người Nhật sống ở Trung Quốc nhưng có nhiều duyên nợ với An Nam.
Ông là một văn tài nổi tiếng được người đời ca tụng, là bạn thơ của Vương Duy,
Lý Bạch. Năm 716, khi mới 19 tuổi, ông đã được tuyển vào Khiển Đường Sứ và năm
sau đó đã đến Trung Quốc. Sống ở Trung Quốc suốt 53 năm không một lần trở lại
quê hương, Nakamaro là một người Nhật hiếm hoi được tiến quan và làm quan lớn
thời nhà Đường.
Theo một số tài liệu lịch sử, tháng 10 âm lịch năm 753, sau khi được
phép cho trở về quê hương, Triều Hoành cùng Fujiwara no Kiyokawa (藤原清河, Đằng
Nguyên Thanh Hà), Ōtomo no Komaro (大伴古麻呂, Đại Bạn Cổ Ma Lữ) và Kibi no
Makibi chỉ huy đoàn thuyền gồm 4 chiếc, từ Hoàng Tứ Phố, Tô Châu xuất hành.
Ra tới giữa biển khơi thì đoàn thuyền gặp sóng to gió lớn, nên các
thuyền bị trôi dạt. Thuyền chở Giám Chân cùng 2 thuyền khác tới được Nhật Bản
vào ngày 20 tháng 12 âm lịch năm 753, nhưng chiếc thuyền chở Triều Hành thì bị
sóng gió xô đẩy, mất liên lạc.
Chính sự
trùng hợp về hai tai nạn của hai chiếc thuyền Nhật Bản cùng gặp nạn và cùng
trôi dạt vào lãnh thổ nước Việt Nam trong khoảng thời gian không quá xa đã khiến
nhiều người hoài nghi về tính chính xác của nó, dẫn đến việc khó xác định ai là
người Nhật Bản đặt chân đến Việt Nam đầu tiên trong lịch sử.
Tiếp tục
với tai nạn của Abe no Nakamaro. Cho tới tháng 3 năm 754 vẫn không có tin tức
gì về chiếc thuyền này. Nhà thơ Lý Bạch, bạn văn thơ của ông đã sáng tác bài
"Khốc Triều khanh Hoành" (哭晁卿衡) để tưởng nhớ tới ông, do cho rằng
ông đã chết trên biển. Tuy nhiên, chiếc thuyền chở ông đã trôi dạt tới Hoan
Châu An Nam (khi đó do nhà Đường cai trị, nay thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam), và
bị đạo tặc tại khu vực này tập kích, giết chết trên 177 người, nhưng ông cùng
Fujiwara no Kiyokawa may mắn thoát chết.
Sau đó, Nakamaro
đã phải theo đường bộ đi về phương Bắc đến Hải Phòng, từ đó dùng thuyền nhỏ ven
theo bờ biển đến Quảng Châu rồi về Trường An.
Triều Hành được Đường Túc Tông và Đường Đại Tông tín nhiệm, phong
làm quan tới tả tán kị thường thị (ngự tiền gián quan, hàm tòng tam phẩm) và
sau đó là tiết độ sứ Trấn Nam đô hộ phủ (hàm chánh tam phẩm) từ năm 761 tới năm
767. Chức quan cao nhất của ông là Lộ Châu đại đô đốc (hàm tòng nhị phẩm).
Tháng 1
năm 770 ông mất tại Trường An, thiên hoàng Nhật Bản truy phong cho ông hàm quan
chánh nhị phẩm.
Có thuyết cho rằng bài thơ của Nakamaro được đưa vào Vạn Diệp Tập
(ManYoShu) - tập thơ nổi tiếng tiêu biểu cho nền văn hóa thi ca cổ điển Nhật,
đã được tác giả cảm tác khi sắp sửa rời Tô Châu. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng
bài thơ được cảm tác khi Nakamaro đi ngang qua vịnh Hạ Long trên con thuyền nhỏ
tìm đường trở về Trung Quốc. Trong đó có đoạn:
天の原
ふりさけ見れば
春日なる
三笠の山に
出でし月かも
Tạm dịch là:
“Mênh
mông một khoảng trời
Quay đầu
nhìn lại nơi xa xăm
Vùng quê
Kasuga hiện ra
Chắc bên
lưng núi Mikasa
Vầng
trăng vẫn đang lên”
Bản đọc giọng nữ Nhật Bản đầy truyền cảm
Bài phân tích bài thơ gốc:
http://www.kangin.or.jp/learning/text/poetry/s_D1_10.htmlhttp://www.kangin.or.jp/learning/text/poetry/s_D1_10.html
Trên đây là bài tổng
hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về vấn đề Ai là người Nhật Bản đặt chân đến
Việt Nam đầu tiên trong lịch sử. Hy vọng mang đến các bạn cái nhìn lịch sử tổng
quan về vấn đề thú vị này.
Bài viết tiếp theo
tiengnhatkythuat.com sẽ gửi đến các bạn nội dung Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản trong lịch.
0 件のコメント:
コメントを投稿