Trong tiếng Nhật để thể hiện sắc thái "cất công, mất nhiều công sức, bỏ công sức, hơn cả mong đợi,..." làm việc gì đó thì có cấu trúc わざわざ và sắc thái "vất vả lắm, khó nhọc lắm, lâu lắm rồi,..." với cấu trúc câu có せっかく rất dễ gây nhầm lẫn và còn chút rắc rôi. Chúng có thể được sử dụng trong những ngữ cảnh riêng biệt, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng có thể sử dụng cho cùng một kiểu câu nói. Tuy nhiên, với mỗi mỗi cấu trúc câu đi kèm với mỗi từ lại mang một sắc thái riêng, điểm nhất riêng, mục đích riêng. Chính việc này làm chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn đã gây ra rất nhiều khó khăcn khi sử dụng.
Hôm nay tiengnhatkythuat.com xin
gửi đến các bạn một bài phân tích chi tiết về cách sử dụng cụ thể và phân biệt
của 2 từ này. Việc nắm được ý nghĩa và sắc thái then chốt của nó sẽ giúp các bạn
ứng dụng đúng trong hoàn cảnh thực tế giao tiếp tránh những sai sót hoặc hiểu lầm
không đáng có.
Trước khi đi vào phân tích, hãy đọc và ghi nhớ hai câu đơn giản
sau:
1 わざわざ作ったのだからたくさん食べて下さいよ。
Hai câu theo các bạn có tự nhiên hoặc phù hợp không. Đáp án hai
câu này hãy để sau khi các bạn nghiên cứu xong bài viết và tự cho mình câu trả
lời nhé. Việc trả lời đúng nói lên việc bạn đã hiểu được ý nghĩa của chúng hay
chưa, nếu chưa hiểu hãy nghiên cứu thêm hoặc liên hệ với chúng tôi nhé.
Để bắt đầu bài phân tích, trước hết, hãy so sánh sắc thái 2 câu
dưới đây khi cùng có thể sử dụng hai cấu trúc sử dụng わざわざ và せっかく:
→ Cũng có nghĩa: Tôi giành, bỏ thời gian, cất
công làm chiếc áo cho thằng con nhưng kết quả thất
vọng là nó không thích (không mặc).
→ Trong tiếng Nhật, câu này mang sắc thái nhấn mạnh,
đề cao việc tận dụng việc làm chiếc áo của người mẹ với
mục đích là làm thằng con vui hay khen thưởng nó vì học giỏi... nhưng
kết quả không như mong đợi.
→ Sắc thái nhấn mạnh việc bỏ công cố gắng không
phải điểm nhấn trong câu này mà là biểu thị
mối quan hệ ý định tận dụng hoàn cảnh để làm thực hiện hành vi
– nhưng kết quả xấu được nhấn mạnh.
3.「わざわざ(遠い所を)日本まで来たのだから日本語がうまくなりたい。」
→ Bỏ bao công sức sang Nhật (từ nơi rất xa xôi) nên
cũng muốn tiếng Nhật giỏi hơn
4.「せっかく日本まで来たのだから(そのチャンスに)日本語がうまくなりたい。」
→ Đã bỏ công đến Nhật rồi tôi muốn
(tận dụng cơ hội này) cải thiện tiếng Nhật
Kết luận
(A) わざわざ
Ví dụ:
「わざわざ成田空港まで迎えに行く。」
Điều đực biệt cần ghi nhớ ở đây là việc
nhấn mạnh việc bỏ công sức để làm gì đó còn phụ thuộc vào mối quan hệ của đối
tượng thực hiện hành vi và đối tượng tiếp nhận hành vi đó. Như câu trên quan hệ
cha mẹ- con cái hoàn toàn có thể áp dụng hoặc quan hệ bạn bè thân thiết...
Trường hợp quan hệ xã giao, việc đề cao hay nhấn mạnh công sức của
bản thân sẽ bị coi là thất lễ, không tế nhị. Nhưng nếu sử dụng để nhấn
mạnh công sức của đối phương sẽ rất phù hợp. Và đây cũng
chính là ý nghĩa cũng như mục đích sử dụng của わざわざ
Ví dụ:
わざわざ遠い所から会いにきてくれてありがとう。
→ Thật cảm ơn anh vì đã bỏ
bao cực nhọc để đến đây từ nơi rất xa.
X せっかく遠い所から会いにきてくれてありがとう。
→ Câu này không phù hợp vì không đề cao công sức của đối phương
(trong tiếng Nhật không có mẫu câu này)
→ Ngoài ra, 「わざわざ」 còn
dùng biểu thị sắc thái khi một ai đó thực hiện hành vi có chủ đích cho dù có
cách dễ dàng, đơn giản, thuận tiện nhưng họ vẫn chọn cách khó khăn hơn, phức tạp
hơn hoặc làm việc gì đó không cần thiết.
Ví dụ:
「近いのにわざわざ車で行く。」
→ Gần thế mà (anh ta) vẫn định tốn công đi ô tô.
「橋があるのにわざわざ川を泳いで渡る。」(こんな人はいないでしょうが・・)
(B) せっかく
→ Khi ai đó nói tuyết đã
rơi rồi, 「雪が降った・・」nếu chỉ để vậy thì là đây một câu trần thuật đơn thuần, nhưng nếu
nói 「せっかく雪が降った・・」nó sẽ biểu thị sắc thái rằng người nói cảm thấy việc tuyết
rơi là cơ hội hay là điều kiện thuận lợi cho ý định và hành động anh ta sẽ đề cập
đến hoặc nghĩ trong đầu.
Hãy xem
ví dụ dưới:
「せっかく雪が降ったのだから雪だるまを作ろう。」
→ Khi người nói sử dụng 「せっかく」thì họ
muốn biểu đạt một mục đích nào đó trong câu nói đó, và hoàn cảnh được đề cập đến
là một điều kiện lý tưởng, điều kiện rất tốt cho anh ấy tận dụng nó và hiện thực
hóa mục đích đang nghĩ hoặc sẽ nói ngay sau đó (nếu tích cực) trường hợp tiêu cực
thì ngược lại hoành cảnh không thuận lợi để thực hiện ý định.
→ Trong trường hợp sử dụng 「せっかく」nếu người
nó muốn thể hiện sắc thái muốn tận dụng hoàn cảnh, điều kiện nào đó để thực hiện
ý định và hoàn cảnh đó thuận lợi (tích cực) thì sẽ đi kèm 「(だ)から)」trường
hợp hoàn cảnh đó chống lại, không thuận lợi cho ý định đó (tiêu cực) thì thường
đi kèm 「(な)のに」「(のだ)が」「でも」.
Cùng xem ví dụ sau:
「せっかく来てくれたのだからお昼をごちそうします。」
→ Chả mấy khi anh mất công đến đây/ Tốn nhiều công sức anh đến
thăm tôi, vì thế tôi xin đãi anh một bữa.
Câu này nghe có vẻ giống mẫu わざわざ (nhấn
mạnh công sức người khác), nhưng điểm khác quan trọng ở đây là sự có mặt của だから. Khi
có sự xuất hiện của cụm từ này, sắc thái nhấn mạnh của câu sẽ chuyển sang nhấn
mạnh ý định, mục đích tiếp ngay sau mà người nói sẽ đề cập đến (ở đây là お昼をごちそうします, ý định
mời cơm đối phương). Câu nói nhấn mạnh mong muốn được mời cơm của người nói với
đối phương.
「せっかくいい天気になったのだからピクニックに行きましょう。
「せっかく彼女が電話をくれたのに仕事が忙しくて会う事ができなかった。
Câu này không phải mục đích đề cao việc cô ấy bỏ công sức gọi điện
mà là nhấn mạnh việc mục đích đi chơi của anh ta với cô ấy không được
như ý muốn vì bận.
「せっかくパソコンを買ったのにぜんぜん使い方がわからない。
「せっかくの休みだからゆっくりしよう。」
→ Một ngày nghỉ thật quý giá nên hãy tận dụng nghỉ ngơi nào.
「せっかくのごちそうなのにさめてしまった」
→ Đã nấu một bữa tuyệt ngon nhưng mà nguội hết cả.
「せっかくのお招きですが、残念ながらいけません。」
→ Quả thật là một lời mời đáng quý nhưng thật tiếc là tôi không
đi được.
→わざわざ cũng được sử dụng như một danh từ bổ nghĩa cho danh từ
khác tuy nhiên chỉ sử dụng khi thể hiện sự biết ơn vì sự hỏi thăm,
quan tâm của ai đó.
(例)「わざわざのお越しありがとうございます。」
→ Cảm ơn vì sự cất công ghé thăm
「わざわざのお見舞いありがとうございます。」
→ Cảm ơn đã đã đến và hỏi thăm tôi.
.........................................................
Quay trở lại với 2 cầu ở đầu bài viết, hãy cùng phân tích và so
sánh với dự đoán của các bạn nhé.
Phải mất nhiều công sức vất vả tôi mới nấu được bữa cơm này vì
thế mời bạn ăn.
Nếu là mối quan hệ xã giao thông thường, mời kiểu này ai dám từ
chối, nghe giọng có vẻ ép buộc và hơi bất lịch sự. Vì vậy, để tỏ ý gợi ý nhẹ
nhàng nên dùng
→ 「せっかく(あなたのために)作ったのだから、たくさん食べて下さい。」
Hãy thử so sánh với các ngữ cảnh áp dụng của せっかく đã
nói ở trên xem có trùng với trường hợp nào không.
Ngữ cảnh trái với mong dợi cũng không đúng, vì cần đi kèm 「(な)のに」「(のだ)が」...
Cuối cùng, nó cũng không phải dạng danh từ bổ nghĩa cho danh từ
khác.
Kết luận rằng, câu này không có nghĩa tron tiếng Nhật nhé!
Để bày tỏ sự cảm ơn đối với công sức của người khác, hãy sử
dụng mẫu câu
わざわざV~てくれてありがとう/ ...
→ 「わざわざ来てくれてありがとう。」
........................................................
( 問題 )Bài tập thực hành:
「わざわざ」「せっかく」「わざと」から適当なものを選んで(___)の中に入れなさい。
1 (___) きれいに並んでいたのにバラバラにしてしまった。
2 遠い所を (___) 来てくれてありがとう。
3 (___)覚えたのに試験が終わったすぐ忘れてしまった。
4 彼は怒って(___)大きな音を立ててドアを閉めて出ていってみんなを心配させた。
5(___)お祝いなのだからたくさん飲んで下さい。
6 雨の中、(___)来てもらうのは申し訳ないので、また明日会いましょうか。
7 (___)お時間をいただきましたのに、都合がつかず申し訳ございません
...............................
0 件のコメント:
コメントを投稿