Sau một thời gian dài mong đợi, cuối cùng tên niên hiệu tiếp theo của Nhật Bản đã được Chính phủ công bố, thời đại "Reiwa".
Nguyên hiệu mới được chọn là “Reiwa”
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga đã tuyên bố tên của nguyên hiệu mới là “Reiwa” vào ngày 1/4/2019. Tên này được lấy từ Manyoshu, tuyển tập thơ ca cổ nhất Nhật Bản. Nó xuất phát từ một đoạn văn có thể được dịch là: “Vào một đêm đầu xuân, không khí trong lành và gió cũng yên lặng … hoa mận đang nở đẹp như người phụ nữ đang điểm phấn tô son trước gương, hương hoa thoang thoảng như chiếc áo được xông hương.”
“Reiwa” là tên nguyên hiệu đầu tiên có chữ “Rei”, còn chữ “wa” đã được dùng 19 lần trước đây, ví dụ như “Showa”, “Wado”. Nội các đã chọn tên từ một danh sách đề xuất của các học giả. Chính phủ cũng từ chối tiết lộ danh tính các học giả.
Nguyên hiệu là tên của một thời đại hoàng gia. Người Nhật dùng tên nguyên hiệu để tính lịch thay cho lịch phương Tây. Ví dụ, năm 2019 được xem là năm Heisei 31, đánh dấu thời gian trị vì của Hoàng đế hiện tại. Luật hiện hành về nguyên hiệu chỉ có hai nguyên tắc: Tên nguyên hiệu phải do Nội các quyết định và nó sẽ chỉ được thay đổi một khi Hoàng đế mới lên ngôi.
Tên nguyên hiệu bao gồm hai ký tự kanji. Nó phải đáp ứng một số yêu cầu: có ý nghĩa tích cực đại diện cho lý tưởng của quốc gia, dễ đọc và viết, không được trùng tên nguyên hiệu trước đây hay trùng với tên truy tặng của một Hoàng đế trước đây, không phải là một từ hoặc cụm từ thường hay sử dụng. Chữ cái đầu tiên của tên nguyên hiệu cũng không nên trùng với tên các triều đại gần đây như Meiji, Taisho, Showa hoặc Heisei. Điều này là để tránh nhầm lẫn vì chữ cái đầu tiên thường được dùng để viết tắt. Ví dụ, viết tắt của Heisei 31 là H31.
Một triều đại mới bắt đầu và kết thúc như thế nào?
Sự bắt đầu và kết thúc của một triều đại theo những sự kiện nhất định.
Ví dụ, triều đại Heisei bắt đầu từ ngày 8/1/1989, một ngày sau sự ra đi của Hoàng đế Showa. Và Heisei sẽ kết thúc vào ngày 30/4/2019 khi Hoàng đế hiện tại thoái vị. Tháng 8/2016, Hoàng đế Akihito đã đưa ra thông báo bất ngờ, bày tỏ mong muốn được thoái vị. “Tôi đã 80 tuổi và may mắn thay tôi đang có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, tôi cân nhắc rằng sức khỏe bản thân đang suy giảm sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ làm biểu tượng cho đất nước như những gì tôi từng làm trong suốt cuộc đời.”
Đây là lần đầu tiên sau hơn 200 năm, một Hoàng đế Nhật Bản trao lại ngai vàng khi đang tại vị.
Tiếp theo sẽ là gì?
Lễ thoái vị của Hoàng đế Akihito sẽ được tổ chức vào ngày 30/4/2019 tại Cung điện Hoàng gia. Hoàng đế sẽ có bài phát biểu – cũng là nhiệm vụ chính thức cuối cùng của ông với tư cách là biểu tượng của đất nước.
Ngày tiếp theo, 1/5/2019, Thái tử Naruhito sẽ lên ngôi. Ba ngày sau, các thành viên gia đình Hoàng gia sẽ xuất hiện trên ban công của cung điện. Hoàng đế Naruhito sau đó sẽ có bài phát biểu công khai.
Một buổi lễ quan trọng khác được lên kế hoạch vào ngày 22/10. Đây là để tuyên bố cho người dân ở Nhật Bản và toàn thế giới biết về việc lên ngôi. Chính phủ sẽ mời các nhà lãnh đạo của hầu hết các quốc gia trên thế giới đến dự. Cuối ngày hôm đó, cặp đôi Hoàng gia sẽ diễu hành qua Tokyo cùng đoàn hộ tống.
Vào giữa tháng 11, Hoàng đế sẽ cúng gạo mới lên các vị thần. Ngài cũng sẽ ăn một ít gạo khi cầu nguyện cho hòa bình quốc gia và một vụ mùa bội thu.
Sự lên ngôi của Hoàng đế Ekihito chìm trong niềm tiếc thương cho sự ra đi của Hoàng đế Showa. Nhưng lần này, cả Nhật Bản sẽ là không khí ăn mừng.
Nguồn: NHK
0 件のコメント:
コメントを投稿