Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu kiến thức cơ bản bậc nhật trong tiếng Nhật nhé. Học cao siêu nhiều mãi cũng mệt phải không nào.
「『Nghệ thuật sử dụng hệ thống dấu câu trong tiếng Nhật〜。』」(phần 1)
Dấu câu trong tiếng Nhật trước thời điểm tiếp cận với nền văn hóa phương Tây
「『Nghệ thuật sử dụng hệ thống dấu câu trong tiếng Nhật〜。』」(phần 1)
Dấu câu trong tiếng Nhật trước thời điểm tiếp cận với nền văn hóa phương Tây
Có thể rất lạ, nhưng trước thời đại Meiji trong tiếng Nhật không có dấu câu. Các "phiên bản" của dấu chấm (。) mà hiện nay đang sử dụng đã được giới thiệu từ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng tất nhiên, nó đã không được sử dụng nữa. Khi mới du nhập, người Nhật đã sử dụng nó và họ đã đặt nó ở nhiều vị trí trong câu và làm câu văn trở nên khó hiểu.
Đến sau này, vào thời của Thiên Hoàng Minh Trị, nhờ tình yêu của Thiên Hoàng đối với văn học phương Tây, dấu chấm câu như dấu chấm và dấu phẩy (、) như ngày nay cuối cùng đã được áp dụng vào tiếng Nhật. Năm 1946, vài năm sau Minh Trị Duy Tân, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã thông qua dự luật và thông báo cho người dân để họ biết cách phải sử dụng chúng (các dấu câu du nhập mới) như thế nào. Điều này có nghĩa là rất nhiều kiểu dấu câu sẽ được sử dụng trong tiếng Nhật và sẽ dần trở nên quen thuộc cho đến ngày nay! Tất nhiên, trừ khi bạn đang cầm đọc tài liệu nào đó được xuất bản trước Thế chiến thứ hai, trong trường hợp đó, dấu câu có thể sẽ rất lạ hoặc không tồn tại.
Phân tách câu văn.
Một điều thực sự nổi bật trong văn bản tiếng Nhật đó là khoảng cách. Mặc dù khác nhau giữa các hệ điều hành, kiểu chữ viết tay và IME tiếng Nhật, nhưng kiểu chữ tiếng Nhật luôn có xu hướng được gọi là "toàn chiều rộng" (tức là khi để tỷ lệ 1.0 trong giãn chữ, câu văn tiếng Nhật đều cho cảm giác thoáng đãng, bởi vì các chữ (hiragana/ katakana) được tạo ra đã có xu hướng tự dãn chữ. Trong khi đó, tiếng Anh được gọi là kiểu "một nửa chiều rộng." Bạn có thể thấy sự khác biệt qua ví dụ ngay sau đây. Ví dụ なんでだろうtrong tiếng Nhật và nandedarou? khi viết kiểu tiếng Anh bằng chữ Romaji. Khi viết ở chế độ thông thường, câu văn tiếng Anh sẽ trông có vẻ chật trội so với câu văn tiếng Nhật đúng không nào. Ngôn ngữ Nhật Bản đã được phát minh trông đẹp hơn và trải rộng ra. Và điều đó cũng mang đến điểm khác biệt trong cách đặt dấu câu của họ. Về mặt kỹ thuật không có khoảng cách giữa các chữ cái hoặc từ trong tiếng Nhật. Nơi duy nhất bạn sẽ tìm thấy không gian "phụ" là sau dấu chấm câu, nơi chúng được tự động đưa vào cho dù bạn không đánh dấu cách khi kết thúc dấu câu đó. Điều này giúp bất kỳ ai gõ tiếng Nhật khỏi phải nhấn vào một khoảng cách không cần thiết, việc đó máy tính đã tự làm giúp bạn. Tiết kiệm công sức phải không nào.
Hãy thử viết đoạn sau mà chỉ đánh dấu câu xem điều gì sẽ xảy ra nhé.
皆さんこんにちは、トウフグのコウイチでございます。ハロー!
Hãy nhìn vào dấu phẩy và dấu chấm. Có một khoảng trống nửa chiều rộng (chiều rộng thông thường bằng tiếng Anh) sau dấu câu, mặc dù tôi đã không thêm chúng vào. Tất cả những gì tôi đã làm là gõ dấu phẩy và dấu chấm cho chính nó.
Tiếp đến hãy tìm hiểu hệ thống dấu câu trong văn phạm tiếng Nhật và hiểu ý nghĩa của mỗi dấu câu mà hằng ngày chúng ta đang dùng hoặc chưa từng dùng đến nhé.
Dấu chấm kết thúc câu (。)
Bởi vì dấu câu tiếng Nhật rất giống với dấu câu tiếng Anh, nên có rất nhiều sự trùng lặp. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đó cũng có xu hướng tạo ra nhiều sự khác biệt tinh tế, mà tôi sẽ đi qua bên dưới.
(。)句 点 (く て ん) hoặc 丸 (ま る) hay dấu chấm kết thúc câu trong tiếng anh và tiếng Việt.
Dấu chấm trong tiếng Nhật được sử dụng nhiều giống như dấu chấm của tiếng Anh hay tiếng Việt. Nó đánh dấu một điểm dừng hoàn toàn, hoặc kết thúc một câu. Trong văn bản viết theo chiều dọc, nó nằm ở dưới cùng bên phải, bên dưới đối tượng trước (trên) nó. Như ví dụ sau:
ワニは怖いですね。
Bản chất dấu (。) là một vòng tròn nhỏ, không phải dấu chấm (.) và được sử dụng nhiều trong tiếng Nhật.
Mọi người thường hay bỏ qua hay quên đi sự cần thiết của dấu câu này. Việc dừng một câu văn khi không có sự hiện diện của dấu (。) đối với người Nhật là điều khó hiểu và thấy rất lạ (bản chất là sai ngữ pháp cơ bản), khi đó, họ sẽ nghĩ bạn đang muốn viết thêm hay trình bày thêm nội dung nào đó. Đặc biệt là khi sử dụng trong nhắn tin trao đổi hằng ngày. Nên hãy nhớ tầm quan trọng của nó nhé. Điều này cũng hoàn toàn tương đồng với tiếng Anh hay tiếng Việt.
Dấu phẩy (、)
読 点 (と う て ん) hoặc 点 (て ん): dấu phẩyHãy cẩn thận, không phải là (,)
Dấu phẩy của Nhật Bản, giống như dấu (。), được sử dụng theo cách tương tự như tiếng Anh. Nó cũng được đặt ở cùng một vị trí với dấu chấm, phía dưới bên phải đối tượng trước nó (câu viết ngang) hay dưới cùng bên phải sau từ trước nó (trong văn bản dọc). Cách sử dụng dấu phẩy trong tiếng Nhật là vô cùng tự do so với tiếng Anh. Bạn có thể đặt nó ở khá nhiều vị trí nào bạn muốn nghỉ hoặc tạm dừng trong câu. Nhưng làm ơn, hãy chú ý đừng lạm dụng nó quá nhiều, thật lòng, khi đó sẽ rất khó chịu (như câu văn này của mình đó).
Dấu ngoặc đơn「」
「」 括弧 (か ぎ か っ こ): Dấu ngoặc đơn
Thay vì sử dụng dấu ngoặc kép như trong tiếng Anh/ Việt kiểu như "日本" sẽ gây nhầm lẫn như dấu dakuten ('') (dấu chuyển âm trong bảng chữ cái) người Nhật sử dụng một nửa dấu ngoặc nhỏ để chỉ dấu ngoặc kép đó. Nhưng trong tiếng Nhật nó được gọi là "dấu ngoặc đơn" hoặc "ngoặc đơn", có thể khiến bạn nghĩ về dấu (') trong tiếng Anh/ Việt nhưng xin hãy chú ý nhé, dấu ngoặc kiểu đó được gọi là dấu ngoặc kép trong tiếng Nhật và sẽ giới thiệu ngay bên dưới đây. Dấu ngoặc đơn 「」là kiểu trích dẫn phổ biến nhất sử dụng trong tiếng Nhật. Hầu như bất cứ lúc nào bạn cần sử dụng một điểm đánh dấu cho câu trích dẫn, bạn sẽ sử dụng dấu ngoặc đơn.
「」 二重鉤括弧 (にじゅうかぎかっこ) or 白括弧 (しろかっこ): dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép ít phổ biến hơn nhiều so với dấu ngoặc đơn, nhưng chúng cũng có một đích riêng. Bạn biết rằng, khi nào bạn phải trích dẫn một cái gì đó mà lại biểu thị (trích dẫn) cho một thứ gì khác nữa (kiểu như trích dẫn ý nghĩa 2 cấp). Để hiểu rõ hơn hay nhìn câu bên dưới, chú ý thật kỹ nhé:
Bạn Vân nói "Con chó nói 'gâu gâu' và bỏ chạy."
Cả câu được coi là lời bạn trích dẫn, trong câu trích dẫn lại có lời trích dẫn nữa 'gâu gâu'. Trong dấu câu tiếng Nhật, dấu ngoặc kép sẽ nằm trong dấu ngoặc đơn khi bạn trích dẫn phần văn bản nằm trong văn bản khác. Đó là các quy tắc giống như trong dấu câu tiếng Anh (đơn đầu, kép sau). Rất hay và lạ phải không nào.
Dấu chấm giữa (・)
・ 黒 (か) hoặc (な か) hoặc ポ (な か ぽ つ) hoặc 黒 丸 (く ろ ま る). Tiếng anh là Interpunct, nghĩa là dấu chấm giữa, nội chấm câu....(các bạn đọc thêm https://en.wikipedia.org/wiki/Interpunct để hiểu hơn bản tiếng anh nhé).
Dấu chấm câu là một dấu chấm thẳng hàng với tâm dọc hoặc ngang (tùy theo hướng viết) với các từ bên cạnh nó. Nó thường được sử dụng để phá vỡ các từ đi cùng nhau. Bạn thấy điều này thường xuyên nhất khi bạn có nhiều từ được viết bằng katakana, như tên nước ngoài. Ví dụ:
「キャント・バイ・ミー・ラヴ」
Hoặc nó cũng có thể được sử dụng với các từ tiếng Nhật, mặc dù việc sử dụng chuyên biệt hơn trong những trường hợp đó. Một số từ tiếng Nhật, khi được đặt cạnh nhau, có thể mơ hồ vì sự kết hợp của chữ Hán có thể có nghĩa khác nhau. Và nếu bạn có quá nhiều chữ Hán bên cạnh nhau, điều đó có thể gây nhầm lẫn. Hay khi biểu thị nhiều từ nhưng có phần đuôi giống nhau, họ sẽ lược bỏ phần chung của các từ đứng trước và thay vào đó dấu chấm ngang này. Khi đó nó vừa biểu thị từ "và" trong tiếng Anh hay tiếng Việt hay trường hợp khác nó sẽ biểu thị cả phần đuôi từ mà đã bị lược bỏ đi. Hãy xem ví dụ sau để hiểu hơn nhé:
Ví dụ:
月・水・金曜日 (Thứ 2/4/6)
Đơn giản phải không nào.
Một số dấu câu khác:
Dấu hỏi chấm nghi vấn (?)
Bạn ít thấy dấu này trong tiếng Nhật phải không, khi đó bạn sẽ nghĩ rằng dấu hỏi của người Nhật được họ ngầm hiểu trong câu văn chăng, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng nhưng có một hoặc hai điều bạn nên biết về nó. Đó là, người Nhật đã có một cấu trúc ngữ pháp kết thúc bằng (か) để cho thấy rằng bạn đang thực hiện câu hỏi nghi vấn nào đó. Kiểu như với những câu cơ bản khi có (か), trong tiếng Nhật là câu hỏi, khi đó, việc câu có thêm bất kỳ dấu chấm câu thể hiện câu hỏi nào dư thừa là không cần thiết. Thay vào đó, họ thay thế bằng dấu kết thúc câu. Như vậy, bạn sẽ không thấy dấu chấm hỏi bằng văn bản chính thức. Trong văn nói, kể cả khi không có (か) cuối câu, thì người Nhật thường sẽ thể hiện hàm ý nghi vấn bằng cách đổi lấy giọng điệu bằng nhiều cách đối với từ cuối câu, khi đó sẽ biểu đạt hàm ý nghi vấn trong lời nói. Tuy nhiên, hiện nay trong một số tài liệu như truyện, manga thì dấu này đang xuất hiện dần.
! 感嘆符(かんたんふ): Dấu chấm than: sử dụng như tiếng Việt hàm ý cảm xúc.
~ 波線( なみせん)、波系(なみけい): dấu hình sóng: ngoài ý nghĩa chỉ phạm vi (kiểu kara ~made) thì nó còn thường sử dụng trong hàm ý thể hiện sự chuyển hóa của nguyên âm một số từ như (そうだね〜), (アメリカ〜), (〜こんにちは〜). Chắc các bạn hay gặp mẫu này rồi nhỉ.
{} 中カッコ thường dùng trong các phương trình toán học
【】 隅付き括弧 (すみつきかっこ) or 太亀甲 (ふときっこう) or 黒亀甲 (くろきっこう) or 墨付き括弧 (すみつきかっこ) hay dấu ngoặc vuông dày, duy nhất trong tiếng Nhật mới có: chúng thực sự có thể được sử dụng cho mọi thứ; từ hiển thị sự nhấn mạnh, liệt kê các mục hoặc chỉ làm cho dấu ngoặc của bạn nổi bật hơn.
Ngoài ra còn hệ thống dấu ngữ âm trong tiếng Nhật sẽ được trình bày trong phần tiếp theo nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.tofugu.com/japanese/japanese-punctuation/
Nguồn tham khảo: https://www.tofugu.com/japanese/japanese-punctuation/
(Còn tiếp)
0 件のコメント:
コメントを投稿