Post Top Ad

11 5月, 2019

工事管理 và 工事監理 khác nhau thế nào? Có gì tương đồng với Kỹ sư hiện trường & Tư vấn giám sát?

Kỹ sư hiện trường hay Kỹ sư/ tư vấn giám sát trong tiếng Nhật là gì ? Đó cũng câu hỏi rất nhiều bạn băn khoăn, trong tiếng Nhật cũng có 2 khái niệm cơ bản là 工事監理 và 工事管理 thường được sử dụng trong Xây dựng. Hai từ này có thể được coi là hai khái niệm tương với Kỹ sư hiện trường và Tư vấn giám sát tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu nói là có sự tương đồng hoàn toàn thì cũng chưa chính xác, nhưng dù thế nào vẫn có điểm chung. Do vậy, hôm nay hãy cùng tiengnhatkythuat.com tìm hiểu định nghĩa, vai trò và quyền hạn của hai đơn vị quan trọng này trong Xây dựng Nhật Bản nhé. 
Ky su hien truong va giam sat tieng Nhat
Mô hình tổ chức của 工事監理 và 工事管理 tại Nhật Bản
Chú thích: Việc sử dụng từ tiếng Việt được blog sử dụng dựa trên mức độ tương đồng của khái niệm so với cơ cấu tổ chức xây dựng ở Việt Nam. Việc sử dụng các khái niệm này có thể khác nhau ở các lĩnh vực.
法律的用語 Thuật ngữ pháp luật
工事監理とは建築士法の2条6項に「その者の責任において工事を設計図書と照合し、それが設計図書のとおり実施されているかいないかを確認することをいう」とされています。
Tại Nhật Bản, Quản lý xây dựng được đề cập đến tại điều 2 mục 6 Luật Công trình/Kiến trúc sư như sau: Trách nhiệm của  đối tượng này là kiểm tra so sánh và xác nhận xem công trình có được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế hay không. 
監理と管理 Quản lý và Giám sát
ky su hien truong va tu van giam sat tieng nhat
Quản lý và Giám sát khác nhau như thế nào?
工事監理とは独立した立場(建築主の立場)で工事のチェックを行うものです。建設会社が現場監督を選任し、その現場監督が行う工事の管理と混同されがちですが根本的に違います。監理者(建築家)は建設会社の上に立って命令監督して建物をつくると誤解されている向きもありますがそうではありません。建設会社と監理者の間に上下関係はありません。
Quản lý xây dựng quan điểm độc lập (quan điểm của chủ đầu tư) để kiểm tra thực hiện xây dựng công trình. Quản lý thi công này về cơ bản có sự khác biệt so với Giám sát công trình, người mà được các công ty xây dựng chọn lựa để kiểm tra, giám sát tại công trường. Việc hiểu lầm rằng Quản lý công trình (kiến trúc/ công trình sư) là bộ phận quản lý nội bộ đứng về phía công ty xây dựng chịu trách nhiệm tham gia xây dựng công trình là KHÔNG ĐÚNG. Công ty xây dựng và Quản lý công trình không hề có mối quan hệ thứ bậc/ trên dưới.
工事管理者 Giám sát công trình
ky su hien truong va tu van giam sat trong tieng nhat
Mối quan hệ giữa Chủ đầu tư, Quản lý công trình và Giám sát xây dựng
工事管理者である現場監督は多数の下請け業者や職人に指示して工事を進捗させます。現場監督は設計図書を随時見ながらも、建設中の建物だけに集中できるものではありません。工程の管理や金銭管理、職人の出面や建築材料の納品確認。安全管理や近隣対策など多くのことに対処しなければならないので、工事の管理に集中するのがどうしても難しくなりがちです。
Người giám sát công trình chịu trách nhiệm giám sát tại công trường xây dựng phần lớn là người của các đơn vị thầu phụ hay những người có  kinh nghiệm lành nghề được chỉ thị để giám sát tiến độ công trình. Giám sát hiện trường không chỉ vừa có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu xem xét đối chiếu hồ sơ thiết kế, vừa tập trung quản lý công trình đang xây dựng mà còn chịu trách nhiệm quản lý tiến độ, ngân sách, sĩ số nhân công hay xác nhận công tác xuất nhập của vật liệu xây dựng; họ cũng phải quản lý an toàn hay giải quyết/ đối phó với nhiều vấn đề xung quanh công trình xây dựng trong khi vẫn phải luôn tập trung vào công trình đang xây dựng, điều này có vẻ sẽ rất khó.
監理者 Quản lý công trình 
監理者は現場監督とは別の視線で、それも建築主の側に立った目で工事監理を行います。
Quản lý công trình có quan điểm khác biệt về công tác giám sát công trình.  Bên cạnh đó, họ còn là đơn vị quản lý công trình đứng trên lập trường của chủ đầu tư công trình.
基本的に工事監理は監視ではありません。もし監視であれば、現場で仕事をしている職人の数だけ監理者を現場に常駐させて、職人の背後で注視しなければなりません。対費用効果を考えれば現実的には無理です。そのように監視しなければならないような建設会社には始めから工事を依頼するものではありません。建築家の行う工事監理は建設会社を疑ってするものではなくて、協働して良い建物をつくろうとするものです。
Về cơ bản, quản lý công trình không có chức năng giám sát. Nếu có, thì chỉ là số lượng nhân công tham gia xây dựng. Họ sẽ phải túc trực tại công trường, phải theo dõi sát sao và hỗ trợ như một hậu phương cho những người công nhân lao động. Nếu xét về mặt hiệu quả chi phí thì thực tế là không thích hợp. Tuy nhiên, đối những công trình mới bắt đầu, không đòi hỏi những công ty có sự quản lý giám sát như vậy. Việc các kiến trúc sư/ công trình sư tham gia giám sát thực hiện xây dựng không phải (hoặc không hẳn) là nghi ngờ các đơn vị xây dựng mà là để cùng nỗ lực vì mục đích tạo ra công trình hảo hoàn.
品質管理と監理者の権限  Phạm vi quyền hạn của Quản lý công trình và Giám sát chất lượng 
監理者は工事現場が設計図や設計意図とは異なっていると認められる時には直ちに建設会社に注意を与えます。しかし建設会社がこれに従わない時には建築主に報告するしかありません。品質管理は建設会社が行うものです。監理者は建設会社が正しく品質管理を行っているかを確認できるだけです。腕が立つ職人もいれば技量の劣る職人もいます。仕上がりの程度はどの程度の技能を持った職人を従事させるかを決定できる建設会社の責任です。監理者には職人を替える権限はありません。監理者の指示に応じなくても職人を罰したり解雇したり、下請け業者を替えたりする権限がないことをご理解ください。
Người quản lý công trình khi phát hiện công trình xây dựng có sự sai sót so với ý đồ thiết kế hay hồ sơ thiết kế sẽ cảnh báo đến công ty xây dựng. Tuy nhiên, khi công ty xây dựng từ chối tiếp thu điều này thì cần báo cáo đến chủ đầu tư. Giám sát chất lượng là trách nhiệm/ công việc của công ty xây dựng và việc kiểm soát chất lượng cũng được thực hiện bởi các công ty xây dựng. Người quản lý công trình chỉ có thể xác nhận xem rằng công ty xây dựng có thực hiện kiểm soát chất lượng một cách chính xác hay không mà thôi. Có những công nhân tay nghề tốt nhưng cũng sẽ có những lao động tay nghè kém hơn. Công ty xây dựng có thẩm quyền quyết định về việc sử dụng những công nhân có các mức độ hoàn thiện và kỹ năng tay nghề khác nhau. Người quản lý công trình không có thẩm quyền thay đổi việc sử dụng lao động đó, kể cả đối với những lao động không tuân theo những chỉ thị từ  Quản lý xây dựng thì cũng không có thẩm quyền được phép phạt, đuổi việc hay thay thế các nhà nhà thầu phụ. 
工事監理契約 Hợp đồng quản lý công trình
建築主と建築家との工事監理契約は建築家を建設会社の保証人にする契約ではありません。あくまで建築家に工事の監理を委任する契約です。建築家に故意や過失がなければ建築家の責任は発生しないと考えられます。
Hợp đồng Quản lý công trình giữa kiến trúc sư / công trình sư và Chủ đầu tư không phải là hợp đồng làm người bảo lãnh/ bảo đảm cho công ty xây dựng. Đó là hợp đồng giao trách nhiệm quản lý công trình cho Công trình sư/ kiến trúc sư. Khi có bất cứ  sai sót do sự cố tình hoặc vô ý xảy ra đối với công trình, khi đó trách nhiệm của Kiến trúc sư/ Công trình sư sẽ được đề cập đến.
建築主の中には仕上がり具合の上手下手まで監理者がその責任を負うと誤解されている向きもあるようです。
Và dường như có nhiều Chủ đầu tư sẽ hiểu lầm rằng các quản lý công trình là người phải chịu trách nhiệm cho tình trạng của công trình có đảm bảo chất lượng hay không đảm bảo chất lượng lúc hoàn thiện.
瑕疵担保責任 Trách nhiệm bảm đảm/ bảo lãnh phòng tránh những sai sót 
監理者は建設会社の負う瑕疵担保責任を連帯して負担する地位にはありません。工事の出来具合について建築主が不満足ないし不都合と感じるすべてについて責任を負う地位にはありません。建設会社の保証人ではないのです。
Người Quản lý xây dựng không có trách nhiệm cùng chịu trách nhiệm đảm bảo về những thiếu sót cùng với các công ty xây dựng.  Họ không có nghĩa vụ phải chịu mọi trách trách nhiệm đối với tình trạng của công trình xây dựng khi hoàn thành nếu không đáp ứng ký vọng của Chủ đầu tư công trình vì người quản lý công trình không phải người bảo lãnh hay bảo đảm cho cho đơn vị xây dựng công trình đó.
だからといって責任が建築家に及ばないとして工事監理をおろそかにするものではありません。
建築家は建物の設計から完成までの間最良の仕上がりを願い、誇りをもって業務を遂行しています。
Điều đó không có nghĩa là các Kiến trúc sư/ Công trình sư có thể gạt bỏ trách nhiệm của mình khi có sự sao nhãng trong giám sát quản lý. Các kiến trúc sư luôn muốn hoàn thành trách nhiệm của mình bằng lòng tự hào, khao khát công trình được hoàn thiện một cách tốt nhất từ  bản vẽ thiết kế đến khi hoàn thành.
良い建物を得るために Để có được một công trình hoàn hảo
工事監理には以上のような限界があります。悪質な建設会社でなければ建築家を頼む意味はないとお考えでしょうか。そうではありません。
Quản lý công trình có những hãn chế như đã nói ở trên. Có thể bạn đang nghĩ, việc cần thêm một Quản lý xây dựng (ngoài Giám sát thi công của đơn vị thi công) có thể là điều vô nghĩa (không hiệu quả) trừ khi đơn vị thi công là là một công ty xấu (ở đây ý nói công ty làm ăn dối trá). Nhưng không phải như vậy.
設計と施工そして監理を実質的に一人の技術者で行うとすれば、工事をチェックする者がいません。建設会社とは別の視線(建築主の立場)でチェックするのが建築家の工事監理です。どの建設会社に工事を発注しても建築家が監理すれば良い建物が建つというものでもありません。
Nếu việc quản lý cả thiết kế và thi công căn bản là giao cho một người kỹ sư đảm nhiệm, thì sẽ không có ai làm công tác kiểm tra công trình. Do đơn vị thi công có quan điểm, cái nhìn khác biệt (so với lập trường của chủ đầu tư), nên việc kiểm tra công trình cần có thêm Kiến trúc sư/ Công trình sư. Và cũng không phải sự có mặt của các Kiến trúc sư/ Công trình sưu tham gia quản lý cùng các công ty xây dựng là sẽ có được công trình hoàn hảo.
技術力のある建設会社と有能な建築家による工事監理の双方が相俟って建築主は確実に良い建物を得ることができるのです。
Khi sức mạnh về kỹ thuật và tài năng của các Kiến trúc sư/ Công trình sư  cùng nhau thực hiên quản lý giám sát công trình sẽ làm Chủ đầu tư  có niềm tin có được một công trình hoàn thiện nhất.

Sau một chia sẻ rất dài từ nguồn giải thích trực tiếp trích dẫn từ một đơn vị Xây dựng Nhật Bản, các bạn đã có cái nhìn sâu hơn về Quản lý hay Giám sát thi công chưa. Chúng ta có thể tóm lược vai trò chủ yếu của 2 đối tượng này như sau: 
【工事監理】Quản lý xây dựng 
一般的に設計事務所の設計者が監理者となります。Về cơ bản, là người của đơn vị tham gia thiết kế hồ sơ được giao nhiệm vụ quản lý khi công trình được xây dựng.
主な仕事 Công việc chính
○設計図通りの施工が進んでいるかチェック Kiểm tra rà soát công trình có được thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế hay không
○図面だけでは伝わらない内容の伝達 Truyển tải vấn đề mà bản vẽ không thể hiện hoặc đề cập
○建築主の代理となって、工事現場との打合せや指示  Là đại diện của chủ đầu tư, thực hiện chỉ thị hay các công tác sắp xếp tại hiện trường. 
○建築主への報告 Báo cáo đến chủ đầu tư
【工事管理】Giám sát hiện trường
施工会社の現場代理人(現場監督)のことを指します。Là đại diện của đơn vị thi công thực hiện giám sát thi công tại hiện trường.
主な仕事は Nhiệm vụ chính
○工程管理(工程計画や施工順序の検討、大工などの職人の手配)Quản lý tiến độ (Sắp xếp và cân nhắc quy trình và tiền độ thi công, phân phối nhân lực tham gia như thợ mộc…)
○材料管理(使用材料の発注や管理)Quản lý vật liệu (vật liệu sử dụng và vật liệu phát sinh)
○安全管理(作業員と周辺住民等への安全確保)Quản lý an toàn (Đảm bảo an toàn cho công nhân người xung quanh công trường)
○原価管理(請負金額内での材料費、人件費等の金銭管理)Quản lý chi phí ( quản lý chi phí nhân công, chi phí vật liệu sử dụng theo hợp đồng)

Qua phân tích và tìm hiểu kỹ trách nhiệm, vai trò của 工事管理者và 工事監理者 và có thêm một đối tượng nữa mà bài viết có đề cập đến là 現場監督khi so sánh với cơ cấu tổ chức xây dựng công trình tại Việt Nam, tuy có nhiều điểm khác biệt rõ rệt, tuy nhiên có thể hiểu như sau. 
工事管理者: Kỹ sư giám sát quản lý hiện trường của Nhà thầu xây dựng công trình
工事監理者: Tư vấn giám sát/ quản lý được thuê bởi Chủ đầu tư để tham gia giám sát việc thực hiện xây dựng công trình của nhà thầu. 
現場監督: Đốc công, đội trưởng, chỉ huy công trường…
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, quan điểm 工事監理者 là người tham gia thiết kế đảm nhiệm vai trò quản lý công trình là khác biệt so với Việt Nam. Ở  Việt Nam, Tư vấn giám sát là đơn vị giám sát đôc lập được chủ đầu tư thuê để giám sát quá trình xây dựng của nhà thầu, đơn vị này không trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế hồ sơ nhưng tất nhiên họ là đơn vị có kinh nghiệm rất dày dặn trong thiết kế cũng như giám sát. Và thẩm quyền của Tư vấn giám sát tại Việt Nam là rất lớn, có vai trò giám sát rất chi tiết đến từng khâu trong thi công xây dựng. 
Các bạn có đón góp hoặc góp ý hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ đến blog nhé. 
Bài viết được tham khảo từ アトリエフォルム http://www.at-form.com/concept_management.html

0 件のコメント:

Post Top Ad